Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York (NY Fed) cho biết tác động của lạm phát lên chuỗi cung ứng quốc tế đang giảm dần, từ tháng 3/2023.

NY Fed cho biết từ tháng 3, chỉ số áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu do họ ghi nhận đã chuyển sang mức -1,06. Trước đó, chỉ số này vào tháng 2 là -0,28. Các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn là một trong những nguyên nhân chính đẩy lạm phát lên cao, đã chạm đỉnh vào tháng 12/2021.

Phần lớn mọi thứ đã trở lại bình thường sau giai đoạn khó khăn đầu năm nay. Việc nới lỏng các quy tắc, chính sách liên quan logistics cũng ảnh hưởng tích cực lên tình trạng tồn đọng ở châu Âu, đồng thời giúp cắt giảm hiệu quả thời gian giao hàng ở Đài Loan.

Chỉ số áp lực tháng 3 là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2009. Trước đó, 2019 là một trong những giai đoạn căng thẳng nhất của chuỗi cung ứng toàn cầu khi các chỉ số tụt dưới mức trung bình. Tình trạng tiêu cực này này kéo dài suốt mùa hè, ngay trước thời điểm Covid-19 bùng phát trên thế giới. Giai đoạn 2011-2016 cũng để lại không ít tổn thất khi ghi nhận chỉ số dưới mức bình thường liên tục trong 5 năm.

Báo cáo của NY Fed còn chỉ ra những điểm cải thiện tích cực của chuỗi cung ứng tại New York thời gian qua. Những yếu tố này từng là lý do khiến lạm phát ở Mỹ liên tục chạm đỉnh trong nhiều thập kỷ.

Bên ngoài trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York, ngày 12/10/2021. Ảnh: Brendan McDermid

Mặt khác, áp lực tăng giá đã khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang bắt tay vào một chiến dịch tích cực nhằm nâng mục tiêu lãi suất ngắn hạn. Chiến dịch nhắm tới giảm lạm phát từ mức 5% vào tháng 2 còn 2%.

Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho biết gián đoạn chuỗi cung ứng nhìn chung đã cải thiện đáng kể, dù không đồng đều. Bà nhận định đây là tín hiệu đáng mừng vì áp lực về giá có thể được giảm bớt, thông qua việc điều tiết nhu cầu và cải thiện nguồn cung.

Tuy nhiên, khi chuỗi cung ứng ít chịu ảnh hưởng từ các rắc rối liên quan đến logistics, nỗ lực giảm lạm phát của Fed sẽ khó khăn hơn. Bởi tình trạng này bắt nguồn từ các danh mục ngành không chịu tác động quá nhiều từ những thay đổi về chi phí vay ngắn hạn, đơn cử như dịch vụ.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York John Williams đã vẽ ra một bức trang tương lai về “môi trường nhiều lớp” cho lạm phát. Ông lưu ý lãi suất cao hơn đã làm dịu áp lực tăng giá với hàng hóa. Những nút thắt trong chuỗi cung ứng gây khó khăn cho nền kinh tế trước đó trong đại dịch cũng đã giảm bớt. Điều này đã góp phần giảm lạm phát giá hàng hóa đáng kể.

Ngoài ra, ông William cũng chỉ ra các dịch vụ phi năng lượng bị loại bỏ khiến mức lạm phát của ngành này khó thuyên giảm. Những danh mục ngành này chịu ảnh hưởng từ sự cân bằng cung – cầu tổng thể với dịch vụ và nguồn lao động. Chủ tịch Fed NY dự đoán có thể mất nhiều thời gian để đưa mức lạm phát lĩnh vực này xuống mức bình thường.

Để ứng phó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chuẩn bị thêm một đợt tăng lãi suất trong năm nay. Hầu hết quan chức đều kỳ vọng lạm phát sẽ giảm từ từ. Họ cho rằng hoạt động kinh tế nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Ngoài ra, sự lan rộng của các đợt tăng lãi suất trong quá khứ cũng sẽ tác động tương đối lên nền kinh tế chung của xứ sở cờ hoa.

Theo Vnexpress dịch từ Reuters.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *